Không điều chỉnh đồng hồ ở nơi có độ ẩm cao, ở dưới nước. Nếu đồng hồ có núm điều chỉnh/nắp lưng dạng vít vặn. Hãy vặn chặt trước khi để nó tiếp xúc nước.
Tránh các vặn núm điều chỉnh sai tư thế. (nên tháo đồng hồ ra rồi hãy điều chỉnh). Dễ làm núm điều chỉnh, nút bấm bị cong vênh. Khi kính bị nứt, vỏ bị rơi cong vênh phải đi thay ngay.
Tất cả thông số chống nước cho đồng hồ đều được tính trong điều kiện phòng thí nghiệm. với các điều kiện tiêu chuẩn. Ngoài thực tế sử dụng sẽ có sai lệch nhất định.
Trong những điều kiện như nhiệt độ quá thấp, quá cao làm co – nở kim loại. Sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống nước của đồng hồ. (tủ lạnh, nấu ăn)
Thông số chống nước đồng hồ nói đến nước ở dạng lỏng. Với hơi nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống nước của đồng hồ.
Hóa chất, chất tẩy rửa ngoài gây hại cho lớp mạ kim loại vỏ đồng hồ. Nó còn làm mất đi khả năng chống nước của đồng hồ. Nên khi rửa tay với hóa chất, tắm quý khách vui lòng tháo đồng hồ.
Nếu đồng hồ bị ướt, nên lau khô, không nên để đồng hồ ướt và hấp hơi. ( để trong áo mưa, túi nilon khi trời mưa).
Cách xử lý cơ bản với tình trạng vào nước nhẹ!
Cách 1 – Thấm, Lau Sạch, Hút Ẩm: dùng vải bông thấm nước, giấy vệ sinh. (loại giấy dùng trong toilet) để lau sạch nước. Sau khi lau khô thì cho đồng hồ vào túi, hộp kín chứa gạo hoặc gói hút ẩm. (càng nhiều càng tốt) để hút ẩm. Có tủ hút ẩm thì hãy đặt đồng hồ bị thấm nước vào tủ.
Cách 2 – Xử Lý Nhiệt: RỦI RO CAO vì nhiệt độ cao trên 60 độ C gần như sẽ gây hư hỏng đồng hồ. Với nhiều trường hợp nặng thì bạn hãy dùng dụng cụ mở lắp lưng. và bật máy sấy tóc ở chế độ nhỏ nhất sấy ở khoảng cách 10 cm. Bọc kín bằng giấy vệ sinh rồi gần nguồn nhiệt như bóng đèn dây tóc trong khoảng nửa tiếng.
Lưu ý dùng đồng hồ: không đeo ngược đồng hồ (để mặt kính vào tay). Vì dễ làm hỏng dây, khóa hoặc làm rơi đồng hồ. Thay vào đó bạn có thể áp mặt kính bị mờ nước ở mặt trong vào tay. Để nhiệt độ cơ thể làm nước tạm thời mất đi (nhưng nó vẫn ở trong đồng hồ đấy nhé).